Loading...

CV 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017

Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ năm 2017

Số kí hiệu GĐ 01-2017
Ngày ban hành 06/04/2017
Ngày bắt đầu hiệu lực 06/04/2017
Thể loại Ebook pháp luật
Lĩnh vực Pháp quy
Cơ quan ban hành Toà án tối cao
Người ký Nguyễn Trí Tuệ

Nội dung

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2017/GĐ-TANDTC Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2017
 
GIẢI ĐÁP
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIỆP VỤ
Kính gửi: - Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự;
- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
 
Trong thời gian chuẩn bị và tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2017 (từ ngày 12 đến ngày 14-01-2017) các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp đề nghị Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề vướng mắc về nghiệp vụ. Sau đây là giải đáp của Tòa án nhân dân ti cao:
I. VỀ HÌNH SỰ
1. Trường hợp 01 người bị kết án về tội đánh bạc với số tiền là 4.500.000 đồng. Sau đó, tuy chưa được xóa án tích nhưng người này lại tiếp tục đánh bạc với số tiền 262.000 đồng nên bị kết án 04 tháng tù về tội đánh bạc (cả hai lần bị kết án đều trước ngày 09-12-2015). Nếu người này chưa chấp hành hình phạt thì có được miễn chấp hành hình phạt hay không?
Khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: người có hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì vẫn bị xử lý hình sự. Như vậy, cấu thành tội phạm của tội đánh bạc trong trường hợp này theo quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 không thay đổi so với Điều 248 Bộ luật hình sự năm 1999. Thời điểm bị xét xử lần hai về tội đánh bạc (trước ngày 09-12-2015), người phạm tội bị xác định là có tiền án về tội đánh bạc là đúng. Do đó, trong trường hợp này họ không được miễn chấp hành hình phạt.
2. Người bị kết án thuộc trường hợp được miễn chấp hành hình phạt nhưng sau ngày 01-8-2016 (ngày Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hiệu lực thi hành) họ đã chấp hành xong hình phạt chính nhưng chưa chấp hành hoặc đã chấp hành được một phần hình phạt bổ sung là phạt tiền thì có được ra quyết định miễn chấp hành riêng về phần hình phạt bổ sung là phạt tiền hay không?
Theo hướng dẫn tại điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì khi xem xét, quyết định việc miễn chấp hành hình phạt cần chú ý một số nội dung sau:
“a) Chỉ miễn chấp hành hình phạt (hình phạt chính và hình phạt bổ sung) đối với các trường hợp quy định tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 và hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết này; đối với các vấn đề khác, như: trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản, xử lý vật chứng, án phí hình sự; án phí dân sự... thì người được miễn chấp hành hình phạt vẫn phải thi hành”,
Như vậy, nếu trường hợp chưa chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Nếu đã chấp hành xong hình phạt chính nhưng chưa chấp hành hình phạt bổ sung thì Tòa án ra quyết định miễn chấp hành hình phạt bổ sung. Lưu ý là các nghĩa vụ khác như trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản, xử lý vật chứng, án phí hình sự, án phí dân sự... thì người được miễn chấp hành hình phạt vẫn phải thi hành.
3. Đối với tội “Buôn lậu”, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định số lượng vật phạm pháp làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng Bộ luật hình sự năm 2015 lại quy định giá trị bằng tiền. Vậy, đối với vụ án Viện kiểm sát đã truy tố theo điểm đ khoản 2 Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1999 và chuyển hồ sơ cho Tòa án giải quyết (trước thời điểm có Công văn số 276/TANDTC-PC ngày 13-9-2016 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật hình sự năm 2015) thì có phải định giá tài sản để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự không? Cơ quan nào yêu cầu định giá? Trong trường hợp không định giá được thì đường lối giải quyết vụ án như thế nào?
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27-11-2016 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự, các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”; “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, số lượng đặc biệt lớn”; “thu lợi bất chính lớn”, “thu lợi bất chính rất lớn”, “thu lợi bất chính đặc biệt lớn”; “đất có diện tích lớn”, “đất có diện tích rất lớn”, “đất có diện tích đặc biệt lớn”; “giá trị lớn”, “giá trị rất lớn”, “giá trị đặc biệt lớn”; “quy mô lớn’' đã được áp dụng để khởi tố bị can trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì vẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 144/2016/QH13 ngày 29-6-2016 của Quốc hội thì: lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự năm 2015 từ ngày 01-7-2016 đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành; các quy định khác tại Nghị quyết số 109/2015/QH13 có ghi thời điểm “ngày 01-7-2016” được lùi đến thời điểm “ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành”.
Như vậy, đối với vụ án mà Viện kiểm sát đã truy tố theo điểm đ khoản 2 Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1999 (hàng cấm có số lượng rất lớn) và hồ sơ vụ án đã chuyển cho Tòa án giải quyết trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành thì không định giá tài sản để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự mà phải xác định hàng cấm có số lượng rất lớn theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử.
4. Tình tiết “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 được hiểu như thế nào?
Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu.
Phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;
- Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm.
Tòa án chỉ áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 khi có đủ 02 yếu tố “phạm tội lần đầu” và “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Nếu bị cáo phạm tội lần đầu mà không phải thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc ngược lại phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nhưng lần phạm tội này không phải là phạm tội lần đầu thì không áp dụng điểm h khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015) để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
5. Khi quyết định miễn chấp hành hình phạt chính (không phải là hình phạt tiền), Tòa án có được quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt bổ sung là hình phạt tiền chưa chấp hành hoặc phần hình phạt bổ sung là hình phạt tiền còn lại chưa chấp hành hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Bộ luật hình sự năm 1999 (khoản 5 Điều 62 Bộ luật hình sự năm 2015) thì: “Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ẩm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại”. Như vậy, mỗi loại hình phạt pháp luật đều có quy định các điều kiện miễn chấp hành hình phạt khác nhau. Do đó, đối với người bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền nhưng chưa chấp hành hoặc chưa chấp hành xong thì Tòa án phải căn cứ vào điều kiện miễn chấp hành hình phạt tiền để quyết định có cho miễn chấp hành hình phạt hay không chứ không căn cứ vào việc miễn chấp hành hình phạt chính.
6. Theo Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22-10-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì số tiền của người chơi để, cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ (trong trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ) hoặc là tổng số tiền mà họ đã bõ ra để mua số đề, cá độ (trong trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ), Tuy nhiên, thực tế các chủ đề thường thu hút con bạc bằng cách trừ tiền hoa hồng cho những người chơi đề khi họ ghi đề. Vì vậy, dẫn đến tình trạng số tiền ghi trên tờ phơi sẽ cao hơn số tiền mà người chơi đề phải bỏ ra để mua số đề; số tiền mà chủ đề nhận được từ người chơi sẽ thấp hơn số tiền ghi trên tờ phơi. Trong trường hợp này, xác định số tiền dùng để đánh bạc là số tiền ghi trên tờ phơi hay là số tiền mà người chơi đề thực tế đã bỏ ra?
Hiện nay, việc xác định số tiền dùng để đánh bạc (đánh đề hoặc cá độ) vẫn được thực hiện theo hướng dẫn tại các điểm a, b mục 5.1 khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22-10-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, số tiền của người chơi đề, cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ (trong trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ) hoặc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ (trong trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ). Như vậy, số tiền mà họ đã bỏ ra không chỉ là số tiền thực tế họ đưa cho người ghi đề, ghi cá độ mà phải là số tiền ghi trên tờ phơi hoặc giấy tờ khác chứng minh việc đánh bạc trái phép.
7. Trong vụ án có đồng phạm, sau khi chiếm đoạt được tài sản, các bị cáo đã bán để chia nhau. Trong quá trình điều tra, một bị cáo bồi thường toàn bộ cho người bị hại nhưng không yêu cầu các bị cáo khác hoàn trả thì Tòa án có tịch thu của các bị cáo khác số tiền đã chiếm đoạt để sung vào ngân sách nhà nước hay không? Trường hợp bị cáo đã bồi thường chưa yêu cầu giải quyết trách nhiệm liên đới bồi thường đối với các bị cáo khác trong cùng vụ án thì xử lý thế nào?
Theo quy định tại Điều 298 Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 288 Bộ luật dân sự năm 2015) thì những người gây thiệt hại trong vụ án có đồng phạm phải liên đới bồi thường. Một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
Trong trường hợp nêu trên, nếu một bị cáo đã tự nguyện bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra nhưng sau đó không yêu cầu các đồng phạm khác hoàn trả số tiền mà mình đã bồi thường thay thì khi xét xử Tòa án phải giải thích cho bị cáo biết quyền yêu cầu các bị cáo khác hoàn trả phần tài sản mà bị cáo đã bồi thường thay. Nếu bị cáo vẫn không thực hiện quyền yêu cầu thì Tòa án ghi nhận sự tự nguyện của bị cáo, không buộc các bị cáo khác phải hoàn trả, đồng thời cũng không tịch thu sung vào ngân sách nhà nước khoản tiền thuộc trách nhiệm bồi thường của các bị cáo khác.
Trường hợp bị cáo đã bồi thường chưa yêu cầu giải quyết trong cùng vụ án thì sau này nếu có yêu cầu sẽ giải quyết thành vụ án dân sự khác.
8. Dấu hiệu “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân” quy định tại Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1999 được hiểu như thế nào?
Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015) được tách ra từ khoản 3 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội “Giết người”, trong đó nội dung quy định không có nhiều thay đổi.
Tại Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29-11-1986, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn:
“Giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó. Đây là khung hình phạt giảm nhẹ (khoản 3).
- Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là tội phạm. Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem xét là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 13) hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đảng (theo Điều 102).
Trong trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh và được xử lý theo khoản 3 Điều 101. Thí dụ: hai anh em đồng hao ở chung nhà bố mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục thô bạo và trắng trợn vu khống người em, đến thời điểm nào đó lại lăng nhục người em nên người anh bị em giết”.
Mặc dù Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP nêu trên là văn bản hướng dẫn Bộ luật hình sự năm 1985 nhưng cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào khác có nội dung hướng dẫn mới về quy định này. Do đó, các Tòa án vẫn có thể vận dụng hướng dẫn này để giải quyết cho đến khi có hướng dẫn mới của Tòa án nhân dân tối cao.
9. Theo nội dung tại mục 1 Công văn số 276/TANDTC-PC ngày 13-9-2016 của Tòa án nhân dân tối cao thì kể từ ngày 01-7-2016 mới được áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 2015 và Điều 2 Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội thì những quy định có lợi cho người phạm tội theo Bộ luật hình sự năm 2015 là kể từ ngày Bộ luật hình sự năm 2015 được công bố (ngày 09-12-2015). Như vậy, thời điểm áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội theo nội dung tại mục 1 Công văn số 276/TANDTC-PC nêu trên có mâu thuẫn với quy định tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 2015 không?
Nội dung này đã được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Công văn số 301/TANDTC-PC ngày 07-10-2016. Theo đó, chỉ có 08 trường hợp được áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội kể từ ngày 09-12-2015 (trong đó có 06 trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27-11-2015 của Quốc hội và 02 trường hợp hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao); các quy định khác có lợi cho người phạm tội theo khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 2015, điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 và được thống kê tại Danh mục kèm theo Công văn số 276/TANDTC-PC ngày 13-9-2016 của Tòa án nhân dân tối cao được áp dụng kể từ ngày 01-7-2016.
10. Hiện nay, việc áp dụng quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015 về đương nhiên được xóa án tích có hai quan điểm khác nhau.
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính mà không phạm tội trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015, còn các hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án họ có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, chỉ cần trước ngày phạm tội mới.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu kể từ ngày chấp hành xong toàn bộ bản án mà không phạm tội mới trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trong hai quan điểm trên thì quan điểm nào đúng?
Khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định “Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn...”. Từ khi chấp hành xong bản án ở đây được hiểu là chấp hành xong tất cả hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án. Tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015, theo đó thời điểm để tính đương nhiên được xóa án tích là kể từ khi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án.
So với quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999, quy định tại khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015 là quy định mới có lợi cho người phạm tội, được áp dụng kể từ ngày 01-7-2016. Như vậy, trong hai quan điểm trên, quan điểm thứ nhất là đúng, người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015. Tuy nhiên, cần lưu ý điều kiện để người bị kết án đương nhiên được xóa án tích quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015 không thay đổi so với Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999.
II. VỀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ, THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
1. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát nhưng thời hạn tạm giam bị cáo theo Lệnh tạm giam ở giai đoạn chuẩn bị xét xử đã hết, trong khi hồ sơ vụ án rất dày, có nhiều tài liệu, cần phải có thời gian kiểm đếm mới có thể bàn giao cho Viện kiểm sát. Vậy trong trường hợp này, Hội đồng xét xử có được ra Lệnh tạm giam mới đối với bị cáo không? Nếu được thì thời hạn tạm giam là bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại Điều 177 và khoản 1 Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết; nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa”
“Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này”.
Như vậy, Hội đồng xét xử chỉ được ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa hoặc ra quyết định bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án để bảo đảm việc thi hành án. Đối với trường hợp Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung là đã kết thúc phiên tòa nên Hội đồng xét xử không có quyền tạm giam bị cáo để hoàn thành việc xét xử. Hội đồng xét xử cũng không có quyền bắt tạm giam bị cáo để phục vụ cho việc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Sau khi Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung thì quyết định này (kèm hồ sơ vụ án) phải được gửi cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Cho nên, việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn sau khi Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung là thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Để tránh bị động trong việc kiểm đếm hồ sơ trả cho Viện kiểm sát, khi xây dựng kế hoạch xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải dự kiến được những công việc cần phải làm và chủ động phối hợp với Viện kiểm sát để giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
2. Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về giới hạn của việc xét xử có quy định Tòa án có quyền xét xử khoản khác nặng hơn với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật Vậy trong quyết định đưa vụ án ra xét xử có phải ghi rõ khoản nặng hơn mà Tòa án sẽ xét xử không? Nếu không ghi rõ thì có bị xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng vì ảnh hưởng đến quyền bào chữa của bị cáo không?
Trường hợp nêu trên, Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết. Nếu Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về khoản nặng hơn. Trong trường hợp này, Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ tội danh, điều, khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố và điều, khoản của Bộ luật hình sự mà Tòa án sẽ xét xử để bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo; nếu Quyết định đưa vụ án ra xét xử không ghi rõ tội danh, điều, khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố và điều, khoản của Bộ luật hình sự mà Tòa án sẽ xét xử là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Cần lưu ý thêm, theo quy định tại Điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì “Trường hợp thấy cần xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.” Do đó, khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành thì trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử Tòa án phải ghi rõ tội danh, điều, khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố và tội danh, điều, khoản của Bộ luật hình sự mà Tòa án sẽ xét xử.
3. Trường hợp Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì thủ tục đề nghị xem xét lại quyết định này được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra”.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (khoản 1 Điều 161 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) thì: “Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án cấp trên”. Bộ luật tố tụng hình sự không có quy định về việc kháng cáo đối với quyết định khởi tố vụ án hình sự. Do đó, trường hợp cá nhân, tổ chức cho rằng quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể đề nghị Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án cấp trên.
4. Đối với người bị kết án là phụ nữ mà sau khi bị kết án họ liên tục có thai và sinh con để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù thì Tòa án có cho họ hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015) thì người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong trường hợp “Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi”.
Như vậy, nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.
5. Sau khi ra quyết định thi hành án hình sự mới nhận được thông báo sửa chữa bản án liên quan đến thi hành án. Vậy, trong công tác thi hành án hình sự có quyền đính chính quyết định thi hành án hình sự không?
Trường hợp sau khi ra quyết định thi hành án hình sự mới nhận được thông báo sửa chữa bản án thì Tòa án phải đính chính quyết định thi hành án hình sự cho phù hợp. Khi thực hiện việc đính chính, Tòa án căn cứ vào quy định về sửa chữa, bổ sung bản án; quy định về việc ra quyết định thi hành án và thông báo sửa chữa bản án để đính chính quyết định thi hành án.
6. Người phải thi hành án phạt tù đang tại ngoại có đơn xin hoãn thi hành án do bị bệnh nặng. Kết quả giám định sức khỏe kết luận tỷ lệ tổn thương do bệnh là 25%. Vậy, Tòa án có căn cứ vào tỷ lệ tổn thương sức khỏe do bệnh để quyết định cho người phải thi hành án hoãn thi hành án không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm a khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015), người bị xử phạt tù bị bệnh nặng có thể được hoãn chấp hành hình phạt cho đến khi sức khỏe được hồi phục. Việc xác định người bị bệnh nặng được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 7.1 mục 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02-10-2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, cụ thể: “người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh; ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu... Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ”.
Như vậy, việc xác định bệnh nặng phải trên cơ sở hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 7.1 mục 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP nêu trên. Khi xem xét cho người phải thi hành án phạt tù đang tại ngoại được hoãn chấp hành hình phạt tù do bị bệnh nặng, Tòa án phải căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên là bị bệnh nặng mà không căn cứ vào tỷ lệ tổn thương sức khỏe.
III. VỀ DÂN SỰ
1. Trường hợp Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp dân sự mà các bên viện dẫn các tập quán khác nhau thì giải quyết như thế nào?
Khi xem xét, quyết định áp dụng tập quán thì Tòa án căn cứ Điều 3, Điều 5 và các quy định khác của Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tùy từng trường hợp cụ thể giải quyết như sau:
Tập quán có giá trị áp dụng là tập quán không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015. Trường hợp có nhiều tập quán thì áp dụng tập quán do các bên thỏa thuận; nếu các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
2. Tòa án giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Trường hợp này, Tòa án có phải giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu không?
Khi giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tòa án phải giải thích cho các đương sự về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Việc giải thích phải được ghi vào biên bản và lưu vào hồ sơ vụ án. Trường hợp Tòa án đã giải thích nhưng tất cả đương sự vẫn không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà không phải giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu; trừ trường hợp đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.
3. Trường hợp lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng cao hơn 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố thì Tòa án căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 hay khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết vụ án?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luật khác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng... thì áp dụng theo quy định của Luật này”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”.
Do vậy, đối với hợp đồng vay mà một bên là tổ chức tín dụng thì lãi suất của hợp đồng vay được thực hiện theo thỏa thuận mà không theo quy định tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005.
4. Khi giải quyết vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất mà Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó được cấp cho hộ gia đình và tại thời điểm giải quyết tranh chấp, thành viên hộ gia đình đã có sự thay đổi so với thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này những thành viên nào của hộ gia đình có quyền sử dụng đất đó? Những thành viên nào của hộ gia đình có quyền, nghĩa vụ tham gia tố tụng?
Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”. Như vậy, khi giải quyết vụ án dân sự mà cần xác định thành viên của hộ gia đình có quyền sử dụng đất cần lưu ý:
- Thời điểm để xác định hộ gia đình có bao nhiêu thành viên có quyền sử dụng đất là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
- Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình phải căn cứ vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác định thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ giải quyết vụ án và đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Khi giải quyết vụ án dân sự, ngoài những người là thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất, Tòa án phải đưa người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, người có công sức đóng góp làm tăng giá trị quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
IV. VỀ TỐ TỤNG DÂN SỰ, THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1. Vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn mà nguyên đơn và bị đơn đều cư trú ở hai nơi khác nhau, tài sản là bất động sản lại ở nơi khác thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?
Vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn mà có tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; cụ thể là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn thì Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn có thẩm quyền giải quyết.
2. Trường hợp vụ việc dân sự do Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý trước ngày 01-7-2016 chưa phát sinh yêu cầu hủy quyết định cá biệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, nhưng kể từ ngày 01-7-2016 mới phát sinh yêu cầu hủy quyết định cá biệt thì Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó?
Trường hợp vụ việc dân sự do Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý trước ngày 01-7-2016 nhưng kể từ ngày 01-7-2016 mới phát sinh yêu cầu hủy quyết định cá biệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện mà quyết định đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và phải hủy quyết định đó mới bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự thì căn cứ khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nếu Tòa án nhân dân cấp huyện đã chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiếp tục giải quyết.
3. Trường hợp khi giải quyết vụ án dân sự mà Tòa án có xem xét hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã ban hành quyết định cá biệt đó tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì người đại diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có bắt buộc phải là cấp phó của họ theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015 hay không?
Khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định: “Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện”. Như vậy, quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015 chỉ áp dụng đối với trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong vụ án hành chính.
Theo quy định tại Điều 3 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì: “Mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này”. Do vậy, khi giải quyết vụ án dân sự mà Tòa án có xem xét hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã ban hành quyết định cá biệt đó tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì việc xác định người đại diện theo ủy quyền của họ được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”. Tuy nhiên, vì liên quan đến việc xem xét hủy hay không hủy quyết định hành chính cá biệt nên Tòa án cần có ý kiến để cơ quan đã ban hành quyết định cá biệt đó ủy quyền cho người có đủ năng lực và chuyên môn tham gia tố tụng.
4. Tòa án nhận được đơn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại, trong đó có liên quan đến tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất; đồng thời nhận được đơn khởi kiện hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người thế chấp. Tòa án thụ lý một hay hai vụ án để giải quyết?
Việc giải quyết các yêu cầu của đương sự trong một vụ án hay các vụ án khác nhau phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhằm bảo đảm giải quyết vụ án nhanh gọn, đúng pháp luật. Đối với trường hợp này, Tòa án thụ lý và giải quyết các yêu cầu trong một vụ án, xác định quan hệ tranh chấp là tranh chấp kinh doanh, thương mại và thời hạn xét xử theo điểm b khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
5. Trường hợp bị đơn đã ủy quyền hợp lệ cho người đại diện tham gia tố tụng thì Tòa án tống đạt văn bản tố tụng cho bị đơn hay người đại diện tham gia tố tụng? Trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm nhưng người đại diện theo ủy quyền của đương sự có mặt thì Tòa án có phải hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không?

 File đính kèm

Các văn bản cùng thể loại "Ebook pháp luật"

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây