ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC BỔ NHIỆM HOÀ GIẢI VIÊN HOÀ GIẢI TẠI TOÀ ÁN
Điều kiện, thủ tục bổ nhiệm Hoà giải viên thực hiện hoà giải tại Toà án được quy định tại Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
* Thù lao hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án 2020 quy định về bổ nhiệm Hoà giải viên như sau:
1. Điều kiện bổ nhiệm Hoà giải viên:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật thì được bổ nhiệm làm Hòa giải viên nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên;
- Là luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác và có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác;
- Là người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
- Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của TAND tối cao cấp. Trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
2. Thủ tục bổ nhiệm Hòa giải viên:
2.1. Hồ sơ:
a) Người có đủ điều kiện theo quy định trên nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án nơi họ có nguyện vọng làm Hòa giải viên.
b) Theo đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên gồm:
+ Đơn đề nghị bổ nhiệm;
+ Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
+ Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện để được bổ nhiệm làm Hoà giải viên theo quy định;
+ Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của TAND tối cao cấp theo quy định.
c) Căn cứ nhu cầu bổ nhiệm Hòa giải viên, Tòa án nơi nhận hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên lựa chọn người có đủ điều kiện đề nghị Chánh án TAND cấp tỉnh xem xét, bổ nhiệm.
2.2. Thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị bổ nhiệm:
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên, Chánh án TAND cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên, trường hợp từ chối bổ nhiệm thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, Chánh án TAND cấp tỉnh công bố danh sách Hòa giải viên trên Trang thông tin điện tử của TAND cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc; đồng thời gửi TAND tối cao để công bố trên Cổng thông tin điện tử của TAND tối cao.
2.3. Nhiệm kỳ của Hòa giải viên là 03 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
Lưu ý: Người thuộc một trong 02 trường hợp sau đây thì không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
(1) Không đáp ứng một trong các điều kiện quy định về bổ nhiệm làm Hoà giải viên nêu trên;
(2) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.
3. Số lượng biên chế Hòa giải viên:
Theo Công văn số 145/TANDTC-KHTC ngày 05/6/2020 của Tòa án nhân dân Tối cao về báo cáo số liệu xây dựng Đề án trang bị cơ sở vật chất phục vụ thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định số lượng biên chế Hòa giải viên của các Trung tâm Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án như sau:
“Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ số lượng án thụ lý của các đơn vị năm 2019 để có cơ sở giao biên chế cho các đơn vị trực thuộc như sau:
- Số lượng án thụ lý ít hơn 300 vụ: 03 Hòa giải viên;
- Số lượng án thụ lý từ 300 vụ đến 500 vụ: 04 Hòa giải viên;
- Số lượng án thụ lý từ 500 vụ đến 800 vụ: từ 05 đến 06 Hòa giải viên;
- Số lượng án thụ lý từ 800 vụ đến 1.000 vụ: từ 07 đến 08 Hòa giải viên;
- Số lượng án thụ lý từ 1.000 vụ đến 1.500 vụ: từ 09 đến 10 Hòa giải viên;
- Số lượng án thụ lý từ 1.500 đến 2.000 vụ trở lên: 12 Hòa giải viên;
- Số lượng án thụ lý từ 2.000 vụ trở lên: 15 Hòa giải viên”.
* Thù lao hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án 2020 quy định về bổ nhiệm Hoà giải viên như sau:
1. Điều kiện bổ nhiệm Hoà giải viên:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật thì được bổ nhiệm làm Hòa giải viên nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên;
- Là luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác và có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác;
- Là người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
- Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của TAND tối cao cấp. Trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
2. Thủ tục bổ nhiệm Hòa giải viên:
2.1. Hồ sơ:
a) Người có đủ điều kiện theo quy định trên nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án nơi họ có nguyện vọng làm Hòa giải viên.
b) Theo đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên gồm:
+ Đơn đề nghị bổ nhiệm;
+ Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
+ Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện để được bổ nhiệm làm Hoà giải viên theo quy định;
+ Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của TAND tối cao cấp theo quy định.
c) Căn cứ nhu cầu bổ nhiệm Hòa giải viên, Tòa án nơi nhận hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên lựa chọn người có đủ điều kiện đề nghị Chánh án TAND cấp tỉnh xem xét, bổ nhiệm.
2.2. Thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị bổ nhiệm:
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên, Chánh án TAND cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên, trường hợp từ chối bổ nhiệm thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, Chánh án TAND cấp tỉnh công bố danh sách Hòa giải viên trên Trang thông tin điện tử của TAND cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc; đồng thời gửi TAND tối cao để công bố trên Cổng thông tin điện tử của TAND tối cao.
2.3. Nhiệm kỳ của Hòa giải viên là 03 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
Lưu ý: Người thuộc một trong 02 trường hợp sau đây thì không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
(1) Không đáp ứng một trong các điều kiện quy định về bổ nhiệm làm Hoà giải viên nêu trên;
(2) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.
3. Số lượng biên chế Hòa giải viên:
Theo Công văn số 145/TANDTC-KHTC ngày 05/6/2020 của Tòa án nhân dân Tối cao về báo cáo số liệu xây dựng Đề án trang bị cơ sở vật chất phục vụ thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định số lượng biên chế Hòa giải viên của các Trung tâm Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án như sau:
“Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ số lượng án thụ lý của các đơn vị năm 2019 để có cơ sở giao biên chế cho các đơn vị trực thuộc như sau:
- Số lượng án thụ lý ít hơn 300 vụ: 03 Hòa giải viên;
- Số lượng án thụ lý từ 300 vụ đến 500 vụ: 04 Hòa giải viên;
- Số lượng án thụ lý từ 500 vụ đến 800 vụ: từ 05 đến 06 Hòa giải viên;
- Số lượng án thụ lý từ 800 vụ đến 1.000 vụ: từ 07 đến 08 Hòa giải viên;
- Số lượng án thụ lý từ 1.000 vụ đến 1.500 vụ: từ 09 đến 10 Hòa giải viên;
- Số lượng án thụ lý từ 1.500 đến 2.000 vụ trở lên: 12 Hòa giải viên;
- Số lượng án thụ lý từ 2.000 vụ trở lên: 15 Hòa giải viên”.
Duy Linh
Tác giả bài viết: Duy Linh - Luatlcmt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn