Loading...

Tòa án tối cao giải đáp 09 vấn đề nghiệp vụ xét xử

Thứ bảy - 01/12/2018 07:30

TANDTC có Văn bản 01/GĐ-TANDTC giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ xét xử liên quan đến dân sự, tố tụng dân sự. Cụ thể:

Về dân sự:

  • Xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản.

Về tố tụng dân sự:

  • Hướng giải quyết vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản là nhà, đất mà các bên không thỏa thuận được giá trị di sản;
  • Việc đình chỉ giải quyết vụ án liên quan đến tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí định giá tài sản đã nộp trước đó;
  • Việc chậm ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
  • Quyết định của Tòa khi giải quyết vụ án ly hôn mà vợ, chồng đã hòa giải thành;
  • Vụ án dân sự không hòa giải được;
  • Quyết định của Tòa đối với vụ án dân sự đang tạm đình chỉ;
  • Trình tự, thủ tục giải quyết trong phiên tòa sơ thẩm có đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu;
  • Giải quyết quyền nuôi con của giữa vợ và chồng trong vụ án ly hôn.

STT

Trường hợp

Giải đáp của Tòa án tối cao

Căn cứ pháp lý

1

Xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản.

Trường hợp mở thừa kế từ ngày 01/01/2017 trở đi thì áp dụng Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản là 30 năm, được tính từ thời điểm mở thừa kế.

- Điểm đ Khoản 1 Điều 688 BLDS 2015

- Khoản 4 Điều 4 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP

Trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là 10 năm, và được tính từ ngày 10/9/1990.

Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP

Trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/7/1996 – 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia; thời gian từ ngày 01/7/1996 – 01/9/2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

 

2

Các bên không thỏa thuận được giá trị di sản, không yêu cầu định giá di sản trong vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản là nhà, đất.

Thẩm phán tiến hành thẩm định, xem xét tại chỗ, ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá.

Khoản 1 Điều 101 và Điểm b Khoản 3 Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

3

Đương sự không nộp đủ chi phí giám định, chi phí định giá tài sản thì Tòa án có được quyền ra quyết định đình chỉ vụ án?

Tòa án không được ra quyết định đình chỉ vụ án

Điểm đ Khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

4

Tòa chậm ra Quyết định hòa giải thành so với thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng?

- Tùy từng trường hợp, Tòa án có thể ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nhưng phải đảm bảo trong thời hạn chuẩn bị xét xử.

- Như vậy,  Tòa ra Quyết định chậm là vi phạm về thời hạn ra Quyết định, nhưng không coi là vi phạm nghiêm trọng trong tố tụng.

Khoản 3 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

5

Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, sau khi hòa giải vợ chồng thống nhất đoàn tụ nhưng không rút đơn khởi kiện thì Tòa án ra quyết định hòa giải thành hay ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án?

Tòa án xác định là trường hợp nguyên đơn rút lại yêu cầu khởi kiện và ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

Điểm c Khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

6

Trong vụ án có nhiều đương sự, nếu có một đương sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đề nghị không tiến hành hòa giải thì có thuộc trường hợp vụ án dân sự không hòa giải được hay không?

Tòa án xác định là trường hợp không tiến hành hòa giải được.

Khoản 4 Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

7

Vụ án dân sự đang tạm đình chỉ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu, Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án để đình chỉ đối với yêu cầu đã rút hay chờ đến khi lý do tạm đình chỉ vụ án không còn, mới giải quyết trong cùng vụ án?

Tòa án xem xét giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án vì lý do tạm đình chỉ vụ án không còn

Điều 216 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

8

Tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự có thay đổi, bổ sung yêu cầu thì trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu đó như thế nào?

- Đương sự không phải làm lại đơn khởi kiệnđơn yêu cầu phản tố, đơn yêu cầu độc lập và không phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với phần yêu cầu thay đổi, bổ sung đó.

- Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

- Trường hợp Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu thay đổi, bổ sung của đương sự thì phải ghi rõ trong bản án.

Khoản 3 Điều 235, khoản 1 Điều 236, khoản 1 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

9

Trong vụ án ly hôn, vợ, chồng có con từ đủ 07 tuổi trở lên nhưng không biết địa chỉ cư trú của con ở đâu nên Tòa án không lấy được lời khai của con. Trường hợp vợ, chồng đều muốn nuôi con thì phải giải quyết như thế nào? Tòa án có quyền giao con cho một bên đương sự nuôi mà không cần hỏi ý kiến của con được không?

Tòa án giải quyết theo thủ tục chung, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng con

Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014


 

Nguồn tin: thukyluat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây