Quy định mới về tham gia bào chữa cho người bị bắt khẩn cấp, bắt quả tang và truy nã
Ngày 10/10/2019, Bộ Công an ban hành Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định về trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại, đương dự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Thông tư gồm V chường và 21 Điều.
Thông tư này thay thế Thông tư 70/2011/TT-BCA của Bộ trưởng Bô Công an ban hành ngày 10/10/2011, quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 liênquan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Một trong các quy định nổi bật tại thông tư như sau:
1. Thời điểm người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng. Căn cứ Điều 7 Thông tư 46/2019/TT-BCA.
- Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng: kể từ khi có Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
- Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự: kể từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
2. Thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố như sau. Căn cứ Điều 10:
- Khi đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải xuất trình các giấy tờ:
+ Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố,
+ Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
+ Người đại diện của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
=> So sánh với quy định hiện hành quy định tại khoản 1, Điều 5 Thông tư 70/2011/TT-BCA thì theo quy định mới thủ tục nhờ luật sư bào chữa đã bỏ đi hai loại giấy tờ sau:
+ Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề luật sư hoặc giấy giới thiệu của Đoàn luật sư ( đối với trường hợp hành nghề với tư cách cá nhân);
+ Văn bản phân công của đoàn luật sư đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
>>> Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/12/2019.
Gia Linh
Nguồn tin: danluat.thuvienphapluat.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn