Loading...

Có thể giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn không?

Thứ ba - 24/04/2018 09:29

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư em và chồng em ly hôn khi con được 32 tháng tuổi. Nhưng tháng nào em cũng cho chồng đón con về 1 tuần. Hiện tại con em vừa tròn 3 tuổi, em bảo đón con về lâu vậy giờ em chỉ cho đón 2-3 ngày thôi. Nhưng chồng em bảo để em nuôi con giờ con gây áp lực, anh ta bảo có thể yêu cầu nuôi con và quyền nuôi con đó có thể thay đổi xét về khi con đã 3 tuổi vì anh ta có điều kiện kinh tế hơn em. anh ta bán xăng, còn em chỉ là giáo viên mầm non tư thục, giờ bảo hiểm không có lương 3,5 triệu. Em lo lắm nhưng vẫn phải nhịn anh ta. vì kinh tế mình không có, sắp tới em muốn đi công ty tăng thu nhập em gửi về ông ngoại trông nom chăm sóc cháu cuối tuần em về. Vậy chồng em có thể mượn vào điều kiện của em để giành quyền nuôi con được không ạ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LCMT. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LCMT xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật hôn nhân và gia đình 2014

2. Giải quyết vấn đề

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Theo quy định trên thì có thể thấy, bạn có quyền yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên Tòa án chỉ giải quyết khi có một trong các căn cứ: cha, mẹ có thỏa thuận thay đổi hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được hiểu bao gồm:

+ Điều kiện kinh tế: Có việc làm, có thu nhập ổn định, đảm bảo cho việc sinh hoạt, học tập của con…có chỗ ở ổn định.

+ Điều kiện nhân thân: Có lối sống lành mạnh, tuân thủ các quy định của pháp luật, chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước, sống gương mẫu,…đảm bảo con có thể sống trong môi trường văn minh. Có thời gian chăm sóc con,…

Do vậy, nếu chồng bạn chứng minh được mình có đủ điều kiện trực tiếp nuôi con và chứng minh được bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án có thể giải quyết thay đổi quyền nuôi con. Điều kiện nuôi con sẽ căn cứ dựa trên điều kiện thực tế của cha mẹ chứ không căn cứ dựa trên điều kiện của ông bà ngoại hoặc ông bà nội. Như vậy, khi bạn có ý định để con cho ông bà ngoại chăm sóc là yếu tố chứng minh bạn không đủ điều kiện để nuôi con.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây